Viện Chiến lược & Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UEH tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo "Luật Bảo vệ môi trường" sửa đổi
13 tháng 11 năm 2019
Sáng ngày 10/11/2019, Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Vietnam) - Trường cá cược thể thao hul city (UEH) cùng với Viện Chiến lược & Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức buổi thảo luận góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
- Xây dựng nền kinh tế Đông Nam Á xanh hơn, sạch hơn và phát triển toàn diện: Vai trò của Kinh tế Môi trường và các hướng tiếp cận xuyên ngành.
- Hội thảo xây dựng chương trình nghiên cứu “Chuyển đổi xanh và bao trùm cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển”
- Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
Nhằm chuẩn bị trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vào năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức công tác rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định mới về bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường thông qua nhiều kênh khác nhau; trong đó, chú trọng kênh tham vấn các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia về kinh tế môi trường, những người đã và đang sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường một cách bền vững.
Toàn cảnh buổi góp ý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường
Sáng ngày 10/11/2019, Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Vietnam) - Trường cá cược thể thao hul city (UEH) cùng với Viện Chiến lược & Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức buổi thảo luận góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH chủ trì buổi làm việc
Tham dự góp ý cho dự thảo có PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH; TS. Phạm Khánh Nam - Phó Trưởng khoa Kinh tế, Giám đốc Trung tâm Môi trường cho Phát triển; ThS. Lê Thành Nhân - Phó Trưởng khoa Kinh tế; cùng với các giảng viên, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và tư vấn chính sách liên quan đến Luật và kinh tế môi trường.
Hội thảo tập trung thảo luận và làm rõ các nội dung chuyên sâu thuộc chương mới được bổ sung trong Luật Bảo vệ môi trường “Chương XII: Công cụ kinh tế, cơ chế chính sách và nguồn lực cho bảo vệ môi trường”.
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH phát biểu
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo
Sau phần chia sẻ của đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường về quá trình biên soạn và dự thảo cấu trúc văn bản, nội dung sửa đổi cũng như so sánh sự thay đổi trong Luật Bảo vệ môi trường, các nhà nghiên cứu luật và kinh tế môi trường, các nhà tư vấn chính sách đã trình bày, chia sẻ và thảo luận các ý kiến góp ý cho dự thảo.
Các đại biểu góp ý cho Hội thảo
Các ý kiến góp ý được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu đã được công bố, từ kinh nghiệm thực tế khi đi thực nghiệm và khảo sát, tiếp xúc với các chủ thể nghiên cứu như: người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, các nhà thực thi chính sách nhằm mục tiêu khắc phục những thất bại của thị trường, đòi hỏi cần có sự can thiệp của Chính phủ để cải thiện hiệu quả.
Bên cạnh các nguyên lý và nguyên tắc cơ bản của chính sách môi trường được vận dụng trong Luật môi trường của các nước phát triển và đang phát triển, các loại công cụ quản lý môi trường được đưa ra thảo luận chi tiết, bao gồm: (i) Công cụ dựa vào quy định (Các tiêu chuẩn công nghệ và tiêu chuẩn hoạt động); (ii) Các công cụ dựa vào thị trường (Thuế, phí, lệ phí, trợ cấp, ký quỹ - hoàn trả, mua bán giấy phép); (iii) Các công cụ dựa vào thông tin (Thỏa thuận tự nguyện, cung cấp thông tin, giáo dục); và (iv) Các công cụ khác (như Nghiên cứu & phát triển, cú hích hành vi, trách nhiệm pháp lý). Trong đó, nội dung công cụ dựa trên tiếp cận thị trường (Market-Based Approaches, MBA) được thảo luận sâu và kỹ lưỡng kể cả những công cụ thuế, phi thuế và quyền sở hữu cho thị trường trao đổi giấy phép phát thải và tín chỉ giảm phát thải.
Các đại biểu góp ý cho Hội thảo
Hội thảo đã có những đánh giá chung về nội dung Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, và góp ý Luật nên có phần nội dung về mục đích, định hướng chính sách, các nguyên tắc cơ bản, cũng như các mục tiêu cụ thể để từ đó xây dựng các điều luật xoay quanh các mục tiêu này. Về tên gọi đề xuất nên tham khảo theo luật của nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay là “Luật môi trường”. Trong mỗi chương liên quan đến từng vấn đề môi trường cụ thể, bên cạnh các công cụ hành chính mệnh lệnh và kiểm soát, cần tích hợp các công cụ kinh tế thích hợp, làm rõ giữa sự khác biệt giữa "thuế môi trường” và “phí môi trường” cũng như phân công nhiệm vụ của các cơ quan quản lý có liên quan.
Các nội dung khác để bổ sung cho văn bản dưới luật cũng đã được trình bày tại buổi thảo luận như bảo hiểm, nhãn sinh thái và mua sắm công, và cơ chế đền bù sinh thái.
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh gửi lời cảm ơn đến quý đại biểu tham dự Hội thảo
Kết thúc buổi thảo luận, thay mặt cho Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường và tổ công tác rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà nghiên cứu và tư vấn chính sách đã chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến xác đáng và có luận cứ khoa học để giúp sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ Môi trường một cách hoàn chỉnh hơn, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, bền vững.
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH tặng các ấn phẩm nghiên cứu cho đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thay mặt UEH, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tin tưởng và đặt hàng cho Nhà trường các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chính sách trong nhiều năm qua. GS. Hoài đã trao tặng các ấn phẩm nghiên cứu tổng hợp liên quan đến chiến lược tăng trưởng xanh cũng như sử dụng công cụ kinh tế để quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Tin, ảnh: Khoa Kinh tế, Phòng Truyền thông và Quan hệ công chúng.
Chia sẻ