Báo cáo chuyên đề “Phòng ngừa các loại tội phạm ma túy, mại dâm, buôn bán người và các loại tội phạm khác”
Trong thời gian qua, dưới sự biến tướng của rất nhiều chất kích thích gây nghiện, mỗi loại có hình dáng và tác hại khác nhau khiến nhiều nngười lầm tưởng đó không phải chất gây nghiện mà là một loại thảo dược, không gây hại tới sức khỏe người sử dụng,. Thực tế, các loại ma túy “núp bóng” các loại thực phẩm như bánh kẹo, thảo mộc, thuốc lá điện tử, chất hướng thần mới với các thành phần khó phân biệt, đang có xu hướng lan rộng trong giới trẻ như: Cần sa, Ketamine, “tem giấy”, “cỏ Mỹ”, “bóng cười”, thuốc lá điện tử,...
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về phòng, chống ma túy, qua đó giúp sinh viên nhận thức được tác hại và có biện pháp phòng, chống ma túy và các loại tội phạm khác, UEH tổ chức báo cáo chuyên đề “Một số nội dung về phòng ngừa các loại tội phạm ma túy, mại dâm, buôn bán người và các loại tội phạm khác”. Với báo cáo viên đến từ Trường Đại học An ninh nhân dân, buổi báo cáo chuyên đề sẽ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của sinh viên trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên, thông tin như sau:
Thời gian: 8g00 - 11g30, Thứ bảy ngày 02/12/2023;
Địa điểm: Hội trường B1.302, UEH Nguyễn Tri Phương
Link đăng ký: go.sbdweb.com/phongnguatoipham
Đến với buổi báo cáo chuyên đề, sinh viên sẽ được:
- Phổ biến tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, trật tự xã hội;
- Hiểu được hậu quả, tác hại của ma túy, mại dâm và một số tệ nạn xã hội khác.
- Trang bị kỹ năng để nhận diện, phòng tránh các mánh khóe tội phạm ma túy, mại dâm và buôn bán người.
- Ghi nhận tham gia chương trình.
Nội dung báo cáo
Phần 1:
- Diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, trật tự xã hội;
- Hậu quả, tác hại của ma túy; Một số giải pháp phòng, chống các loại tội phạm ma túy;
- Mại dâm và những tác hại của mại dâm; một số giải pháp phòng chống tệ nạn mại dâm.
- Một số giải pháp phòng, chống mua bán người (Phương thức thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt phổ biến như: Lừa đảo xin việc làm, đưa người trái phép qua biên giới, du lịch thăm thân nhân, nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, mua bán nội tạng, đẻ thuê, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em đưa ra nước ngoài nhằm mục đích mua bán...);
Phần 2:
- Các kỹ năng sinh viên cần trang bị để nhận diện, phòng tránh các mánh khóe tội phạm ma túy, mại dâm và buôn bán người;
- Khi vô tình trở thành nạn nhân của các loại tội phạm này, sinh viên cần phải làm gì?;
- Luật Giao thông đường bộ, tình hình vi phạm Luật giao thông đường bộ trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên;
- Cảnh báo thủ đoạn giả mạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn tuyển dụng nhân sự để lừa đảo trục lợi;
- Hoạt động mua bán trái phép thông tin cá nhân, mua bán thiết bị, phần mềm có chức năng thu thập thông tin cá nhân;