Trải nghiệm Kết nối Cộng đồng - Tư duy thực tiễn cùng sinh viên ngành Quản lý Công - Khoa Quản lý nhà nước
08 tháng 08 năm 2023
Kết nối các doanh nghiệp, tổ chức địa phương, thực hiện các buổi học ngoài giảng đường, tiếp thu những bài học kinh nghiệm thực tế, gắn kết kiến thức và thực tiễn chính là định hướng “Đào tạo Công dân toàn cầu - Trao quyền và Hành động bền vững” theo chiến lược Đại học Đa ngành và Bền vững của cá cược thể thao hul city (UEH). Đây là hướng đi tiên phong cho UEH trong việc thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển cộng đồng bền vững, hướng tới một xã hội tốt đẹp và đào tạo thế hệ người trẻ là những công dân “Tư duy toàn cầu - Hành động địa phương”.
Tư duy toàn cầu - Hành động địa phương: trang bị khả năng nhìn nhận về một thế giới kết nối cũng như thực tế địa phương
Với định hướng xây dựng một , từ 2022 - 2025, cá cược thể thao hul city tập trung vào “Đào tạo công dân toàn cầu – Glocal citizens”. Trong giai đoạn này, UEH không ngừng cập nhật những xu hướng giảng dạy mới nhất trên thế giới nhằm trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu và quan điểm toàn cầu, có đầy đủ các kỹ năng và thái độ sống đúng đắn, chuyên nghiệp để có thể làm việc hiệu quả sau khi tốt nghiệp ở tất cả mọi nơi trên thế giới, đồng thời ứng dụng linh hoạt để giải quyết các vấn đề cấp độ địa phương.
Theo đó, phương pháp project-based learning (học thông qua dự án) đã được UEH lựa chọn để có thể truyền tải những kiến thức thực tế tới người học. Phương pháp này đòi hỏi sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu để ứng dụng vào phát triển các Dự án thực tiễn với sự dẫn dắt của các thầy cô và chuyên gia. Qua đó, các bạn sẽ chủ động tiếp thu và tích lũy kiến thức, nắm bắt công nghệ mới, cũng như trau dồi được những kỹ năng mềm như thiết kế tư duy, tư duy phản biện, làm việc nhóm…
Để cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, thời gian qua, UEH đã triển khai đẩy mạnh hợp tác cùng các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức các chuyến đi học tập thực tế cho sinh viên. Qua đó, trang bị cho người học khả năng nhìn nhận về một thế giới kết nối cũng như thực tiễn tại các địa phương, doanh nghiệp, để các bạn vận dụng những kiến thức đã học và phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của cộng đồng.
Trang bị kiến thức và tư duy Quản trị công nghệ - ngành Quản lý công từ thực tiễn địa phương
Định hướng nói trên không chỉ dừng lại ở cấp chiến lược mà được chuyển tải đến từng ngành, chuyên ngành học và từng môn học.
Vừa qua, Khoa Quản lý Nhà nước (SOG), Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) đã phối hợp cùng các địa phương, doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học tập thực tiễn. Các bạn có cơ hội cọ xát với các dự án và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế, rèn luyện chuyên môn vững vàng, kỹ năng mềm thành thạo, tinh thần sáng tạo, khả năng tự học, giải quyết vấn đề linh hoạt để có thể dấn thân và thích ứng nhanh với những bước chuyển mình của xã hội trong thời đại số.
Sinh viên tham quan Khu nông nghiệp Công nghệ cao
Cụ thể, trong khuôn khổ môn học Quản trị Công nghệ, các bạn sinh viên đã tham gia các chuyến đi thực tế tại 2 địa điểm là Khu Nông nghiệp công nghệ cao tọa lạc tại huyện Củ Chi, TPHCM và Trang trại bò Israel tọa lạc tại huyện Bình Chánh, TPHCM để trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp được ứng dụng công nghệ hiện đại và tìm hiểu quy trình chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp, địa phương.
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Agricultural Hi-tech Park of Ho Chi Minh City - AHTP) với diện tích 88,17 HA là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam có kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Thành Phố Hồ Chí Minh, khu Nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng với mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Xuyên suốt địa điểm trong các chuyến đi thực tế, các bạn sinh viên đã lắng nghe chia sẻ của đại diện Khu nông nghiệp về mô hình nông nghiệp 4.0 như: mô hình Nhà màng 4.0, mô hình Trồng cây không dùng đất, mô hình Hệ thống tưới tiêu tự động,.. cũng như những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng của các mô hình này trong sản xuất. Không chỉ lắng nghe, tại đây các bạn được đi quan sát thực tế quy trình hoạt động của các mô hình này, nghiên cứu thực tế và đóng góp ý kiến cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao
Trải nghiệm thiết bị kết nối vạn vật IoT được ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao
Bên cạnh Khu Nông nghiệp công nghệ cao, sinh viên SOG cũng được đi tìm hiểu quá trình chuyển giao công nghệ tại Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đây là dự án nằm trong chương trình hợp tác giữa MASHAV và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích khoảng 10 héc-ta, trong đó khu vực chuồng trại chiếm gần bốn héc-ta. Bò sữa tại đây được nuôi theo công nghệ mới của Israel cùng với sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia Israel. Trong chuyến đi thực tiễn tại Trại chăn nuôi bò, các bạn sinh viên đã được tham quan trang trại bò, hệ thống vắt, xử lý sữa bò và được nghe chia sẻ từ cán bộ tại đây về quá trình chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện DDEF, ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… cũng như năng suất và lợi ích về kinh tế đạt được sau khi ứng dụng công nghệ.
Tìm hiểu quá trình chuyển giao công nghệ nuôi bò sữa của Israel.
Chuyến đi học tập thực tế là dịp để các bạn sinh viên có thể trau dồi thêm những hiểu biết về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, địa phương và những định hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thông qua đó, các bạn cũng có thể ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn và đưa ra những ý kiến đóng góp của bản thân cho sự phát triển không chỉ của nền nông nghiệp mà còn cho cộng đồng và xã hội.
Được biết kết thúc môn Quản trị công nghệ, nhóm sinh viên còn làm các phóng sự về khoa học công nghệ. Với sự nhanh nhạy, khả năng tìm kiếm và nắm bắt thông tin tốt, nhiều phóng sự về việc lựa chọn công nghệ, quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng chatGPT, ứng dụng VR trong giáo dục, quản lý đã được các bạn sinh viên SOG dàn dựng một cách công phu, sáng tạo.
Trên góc độ của một Đại học Đa ngành và Bền vững, trong thời gian qua UEH đã kết nối với nhiều địa phương và cơ quan doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trong các lĩnh vực Fintech, Financial Service, Insurtech, Sustainability, Smart City, Health, Media, gắn kết kiến thức và thực tiễn, cụ thể hóa mục tiêu “Đào tạo Công dân toàn cầu - Trao quyền và Hành động bền vững”. Đây là hướng đi tiên phong cho UEH không chỉ trong việc thúc đẩy giáo dục, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển cộng đồng bền vững, mà còn tạo ra cơ hội cho người học trải nghiệm kết nối cộng đồng, trở thành những công dân “Tư duy toàn cầu - Hành động địa phương”, sẵn sàng gia nhập thị trường lao động đầy cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế:
Nguồn tin, ảnh: Phòng Marketing - Truyền thông, CELG