UEH phối hợp tổ chức tập huấn quốc tế về Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh thích ứng với biến đổi kinh tế - xã hội và khí hậu ở các lưu vực xuyên biên giới Đông Nam Á

Vào tháng 10 vừa qua, Viện Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Việt Nam) thuộc Trường cá cược thể thao hul city (UEH) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) đã phối hợp tổ chức Chương trình tập huấn về “Quản lý tài nguyên nước: Thích ứng với biến đổi kinh tế - xã hội và khí hậu ở các lưu vực xuyên biên giới”. Chương trình kéo dài trong 3 ngày 12, 14 và 21/10/2021, bao gồm các lý thuyết và thực tiễn về mô hình quản lý nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, đón nhận sự tham dự của 31 học viên đến từ các lĩnh vực khác nhau của Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Chuyên ngành Quản trị Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Sự kết hợp hoàn hảo của công nghệ và kinh tế từ góc nhìn chuyên gia và nhà tuyển dụng

“Được đào tạo về kỹ năng quản trị công nghệ, tập trung vào công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, AR/VR… và được rèn luyện tư duy đổi mới sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của doanh nghiệp và thời đại, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Công nghệ và Đổi mới sáng tạo chính là nguồn nhân lực tinh hoa tương lai của doanh nghiệp thời đại số” - Những lợi thế ưu việt vừa nêu của chuyên ngành học mới đã được các chuyên gia, nhà tuyển dụng đánh giá, phân tích cụ thể tại Hội thảo trực tuyến “Decode” chuyên ngành Quản trị Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số - Phần 4: Một Số Tiền Kỹ Thuật Số Của Ngân Hàng Trung Ương (CBDC) Tiêu Biểu

Theo PriceWaterHouseCooper (2021) thì hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia nghiên cứu và triển khai đồng tiền kỹ thuật số của NHTW, thậm chí đã có quốc gia đưa vào sử dụng trong thực tế như Bahamas - quốc gia đi đầu trong việc triển khai đồng tiền kỹ thuật số, Ngân hàng quốc gia Cambodia với dự án Bakong – hệ thống thanh toán liên ngân hàng dựa trên nền tảng blockchain và công nghệ sổ cái phân tán...v...v... Đặc biệt phải kể đến một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu tiền CBDC “bán buôn” trong một thời gian khá dài để phục vụ cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số - Phần 3: Tiền Số Của Ngân Hàng Trung Ương

Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương có thể cải thiện hiệu quả và an toàn của cả hệ thống thanh toán bán lẻ và các hệ thống thanh toán bán buôn có giá trị lớn, cải thiện hiệu quả của việc thanh toán. Ngoài ra, tiền kỹ thuật số của NHTW cũng có thể có lợi ích cho các thanh toán bán buôn và liên ngân hàng. Hiện nay 88% dự án tiền kỹ thuật số của NHTW sử dụng công nghệ blockchain cho việc thử nghiệm và duy trì hệ thống.

[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển

Để hình thành nên khái niệm được lưu hành phổ biến như hiện nay, tiền tệ kỹ thuật số đã trải qua các giai đoạn nổi bật gắn với những dấu mốc lịch sử từ việc hình thành ý tưởng cùng những bước khởi đầu. Mặc dù phải trải qua giai đoạn bùng phát gian lận nhưng tiền tệ kỹ thuật số đã trở thành một hiện tượng và xu thế toàn cầu.

Nâng tầm vị thế thương hiệu học thuật UEH - Hướng đến Đại học UEH đa ngành và bền vững

Hướng đến Đại học Đa ngành và Bền vững giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030, UEH chính thức khởi động Chương trình truyền thông thương hiệu học thuật - Lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng đến cộng đồng với thông điệp “From Research to Societal Impact”, từng bước hiện thực hóa tầm nhìn trở thành Đại học đa ngành có danh tiếng học thuật trong khu vực Châu Á và phát triển bền vững.

[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số - Phần 1: Xu thế của thời đại

Với sự bùng nổ của công nghệ chuỗi khối (blockchain) tiền tệ kỹ thuật số đã phát triển vô cùng mạnh mẽ trong một thập kỷ vừa qua. Sự chuyển dịch nhanh chóng của hệ thống tiền tệ số toàn cầu đã khiến chính phủ các nước có phần lúng túng trong việc thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi chi tiêu và đầu tư của người dân. Trong bối cảnh đó Chính phủ các nước cần nắm bắt các vấn đề cơ bản của tiền tệ kỹ thuật số đối với hệ thống tiền tệ và thực trạng phát triển trên thế giới; từ đó mới có thể đề ra các giải pháp đối để thích ứng với sự phát triển của tiền tệ số trong thời kỳ mới. 

[Podcast] Thực hành tài chính bền vững tại doanh nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao nhận thức người tiêu dùng

Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sức ép của các bên liên quan, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững trở thành con đường phát triển chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đầu tư bền vững, phát triển được dữ liệu ESG; và việc công bố thông tin về ESG của doanh nghiệp lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tại Việt Nam, Thông tư 155/2015/TT-BTC cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin về mục tiêu phát triển bền vững và báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội. Trong bài chia sẻ này, chuyên gia UEH đã phỏng vấn sâu một số các DN nằm trong top 10 và top 100 có báo cáo bền vững tốt nhất để chỉ ra động cơ thực hành tài chính bền vững, các nhân tố tác động đến mức độ chuyển đổi số và thực hành tài chính bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.