Hội thảo "Chuyển đổi số trong Giáo dục để phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM - Phân hiệu Vĩnh Long

28 tháng 12 năm 2021

Trong bối cảnh bình thường trong điều kiện mới đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo các cấp, lãnh đạo nhà trường, nhất là đối với giáo viên và học sinh, kể cả các bậc phụ huynh để vừa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động giảng dạy, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục và vừa hội nhập quốc tế. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện để đảm bảo kế hoạch tiến độ, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý của cơ sở giáo dục để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, đảm bảo cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong đó có tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Chiều ngày ngày 28/12/2021, Trường cá cược thể thao hul city phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long cùng các đơn vị Công ty TNHH MTV Công viên phần mềm Quang Trung, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Education STEM & 4C Skills tổ chức “Hội thảo Chuyển đổi số giáo dục để phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” tại Phân hiệu Vĩnh Long.

Đến tham dự hội thảo, về phía lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long có Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo có Ông Trịnh Văn Ngoãn – Phó Giám đốc; Về phía Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có GS.TS Nguyễn Đông Phong – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Bùi Quang Hùng – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng UEH, kiêm Giám đốc Phân hiệu Vĩnh Long; Về phía đơn vị phối hợp và hỗ trợ tổ chức hội thảo có Ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung; Bà Phạm Thị Kim Phượng – Phó Giám đốc QTSC, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh (DXCenter); Ông Hà Duy Bình, Giám đốc Công ty TNHH Education STEM & 4C Skills (Steamzone). Ngoài ra, Hội thảo cũng vui mừng khi nhận được sự quan tâm và tham gia của Quý đại biểu tham gia dự trực tiếp và trực tuyến, gồm: Lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng và Giáo dục nghề nghiệp; đại diện các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT chuẩn Quốc gia tại tỉnh Vĩnh Long; Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh; Lãnh đạo các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non tại tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh ĐBSCL.

Ban Chủ tọa điều hành hội thảo

Tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu: “Hội thảo hôm nay với chủ đề “Chuyển đổi số trong giáo dục để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức không chỉ mang tính thời sự mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Thông qua Hội thảo, chúng ta sẽ nhận diện, đánh giá đầy đủ các thử thách, khó khăn cũng như tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục; giúp nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, những cơ hội và thách thức của chuyển đổi số trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là cơ hội để quý đại biểu tham dự Hội thảo gặp gỡ trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, tìm kiếm các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho việc kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu. Những chia sẻ tại Hội thảo sẽ mang đến góc nhìn và những kết nối mới có giá trị, từ đó hình thành những ý tưởng giúp các cơ sở đào tạo trong cả nước nói chung từng bước chuyển đổi số trong giáo dục; đảm bảo chất lượng, sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục góp phần nâng cao chất lượng và thành công của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển”.

Bà. Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phát biểu chào mừng Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Đông Phong nhận định: “Khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Học sinh – sinh viên không thể đến trường, đã thôi thúc chuyển đổi số (CĐS) để có thể thay đổi cách dạy và học thích ứng với môi trường mới. Bước đầu đã có những kết quả CĐS ở các cơ sở giáo dục đáng khích lệ. Song song đó, cũng có nhiều hạn chế, thử thách cần vượt qua để CĐS thành công ở cơ sở giáo dục, ..... Nội dung CĐS rất rộng và đa dạng nhưng có một số nội dung chính gồm: chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và CĐS trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). CĐS không chỉ là vấn đề của một tổ chức, một cá nhân hay một trường học, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Do đó, giáo dục và đào tạo cũng phải CĐS để nâng cao chất lượng đào tạo”.

Bắt đầu Hội thảo, Giáo sư Nguyễn Đông Phong chia sẻ về Tầm quan trọng của nhận thức, tư duy trong chuyển đổi số, nêu ra các giải pháp vĩ mô thúc đẩy CĐS trong giáo dục và đào tạo. Đồng thời, không dừng lại ở giải pháp vĩ mô, mà đó còn là sự chủ động của từng cơ sở giáo dục, trong đó nhận thức, tư duy của lãnh đạo đóng vai trò quyết định. Giáo sư đưa ra 6 nội dung để thảo luận tại Hội thảo: (1) Nhận thức đúng về chuyển đổi số, cần thiết và mạnh dạn triển khai, không chỉ ở công nghệ và điều quan trọng là ở con người, phải sẳn sàng chấp nhận thay đổi, xây dựng văn hóa số giúp tạo nguồn nhân lực với tư duy đột phá, sáng tạo với khả năng thích ứng linh hoạt; (2) Nghiên cứu nội dung và cách làm CĐS tại cơ sở để xây dựng mô hình CĐS từng bước tại đơn vị; (3) Bàn bạc thống nhất trong nội bộ của tổ chức để mạnh dạn lên kế hoạch sẳn sàng thực hiện CĐS; (4) Ngân sách triển khai thực hiện; (5) Triển khai từng bước, lựa chọn khâu quan trọng làm trước và định kỳ kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo; (6) CĐS không làm theo phong trào, đó là sự quyết tâm cao trong chỉ đạo thực hiện; kết nối với chuyên gia và tổ chức uy tín để thực hiện thành công. Hội thảo hôm nay là dịp để kết nối, chia sẻ của các chuyên gia, của các đơn vị và chia sẻ những tình huống là tốt CĐS ở ở sở nhằm giúp cho các cơ sở giáo dục có được kinh nghiệm và làm đúng ngay từ đầu.

GS. TS. Nguyễn Đông Phong Phong - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế TP. HCM phát biểu khai mạc và chia sẻ tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Đại diện Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long cũng đã có tham luận về việc thực hiện quá trình chuyển đổi số của ngành giáo dục Vĩnh Long đối với các cấp học, trong đó đề cập đến những giải pháp mà Lãnh đạo ngành, Lãnh đạo trường và giáo viên đã thực hiện. Hội thảo cũng đã nghe Trường Đại học Kinh tế Hồ Chi Minh – Phân hiệu Vĩnh Long chia sẻ với đại biểu về việc chuyển đổi số của giáo dục phổ thông trong mối tương quan hỗ trợ của chuyển đổi số giáo dục đại học điển hình tại Đại học Kinh tế TP.HCM, nhà trường sẳn sàng chia sẻ, hỗ trợ miễn phí các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả người học và trong thời gian qua, nhà trường trường đã triển khai chuyển giao miễn phí đến hơn 1.600 Thầy, cô là Ban Giám Hiệu và Giáo viên các trường THPT, THCS tại Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Hội thảo, các diễn giả ThS. Hà Duy Bình - CEO Steamzone Education Center và Chuyên gia Giáo dục STEM và hướng nghiệp; TS. Phạm Đăng Khoa - Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo Quận 3, Tp. HCM; Ông Đặng Ngọc Đảnh -  Giám Đốc Kinh doanh công ty cổ phần Tin Học Lạc Việt đã cùng nhau chia sẻ trao đổi, thảo luận về thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục, cũng như đề xuất các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả trong chuyển đổi số trong giáo dục để đảm bảo kế hoạch tiến độ, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức đào tạo và quản lý của cơ sở giáo dục để hướng đến phát triển bền vững; góp phần đào tạo nhân lực có chất lượng, đảm bảo cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội  trong đó có tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung

 

Ông Trịnh Văn Ngoãn – Phó Giám đốc Sở GD&Đào tạo Vĩnh Long trình bày tham luận: “Chuyển đổi số trong Giáo dục tại tỉnh Vĩnh Long”

Ths. Lê Duy Đồng - Trường Đại học UEH trình bày tham luận “Hỗ trợ, phối hợp trong chuyển đổi số của giáo dục phổ thông và giáo dục đại học”

ThS. Hà Duy Bình (ảnh bên trái) - CEO Steamzone Education Center và Chuyên gia Giáo dục STEM và hướng nghiệp và TS. Phạm Đăng Khoa (ảnh bên phải) - Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo Quận 3, Tp. HCM trình bày tham luận: “Xây dựng lộ trình chuyển đổi số trong giáo dục – Hệ thống Giáo dục thông minh và học tập suốt đời”

Hội thảo cũng nhận được sự chia sẻ của 2 diễn giả quốc tế: TS. Koh Noi Keng - CEO Fintech Singapore giới thiệu về Chương trình đào tạo chuyển đổi số cho lãnh đạo và cán bộ quản lí”; TS. Nguyễn Thanh Hải - Chuyên gia về giáo dục STEM, Viện Nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri (Mỹ) chia sẻ về “Phương pháp củng cố kiến thức, hình thành kiến thức mới và phát triển kỹ năng 4C thế kỷ 21 cho học sinh từ việc học trải nghiệm sáng tạo STEM”

TS. Koh Noi Keng - CEO Fintech Singapore chia sẻ với Hội thảo theo hình thức Online

TS. Nguyễn Thanh Hải - Chuyên gia về giáo dục STEM, Viện Nghiên cứu giáo   STEM, Đại học Missouri (Mỹ) chia sẻ với Hội thảo

Ông Đặng Ngọc Đảnh – Giám đốc Kinh doanh công ty cổ phần Tin Học Lạc Việt trình bày tham luận “Xây dựng hệ thống thư viện thông minh Smart Hybrid Library kết hợp thư viện số (Digital Library) và thư viện truyền thống (Traditional library) phục vụ phát triển kỹ năng đọc và văn hóa đọc trong nhà trường/ Giới thiệu các ứng dụng chuyển đổi số và xây dựng phòng FABLAB nghiên cứu Big Data, AI, AioT, Robtics, Blockchain, VR/AR…”

cá cược thể thao hul city

Đại diện ban tổ chức hội thảo trao tài trợ cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long trong hội thảo

Kết luận hội thảo, GS.TS Nguyễn Đông Phong đã khẳng định: Chuyển đổi số trong giáo dục để phát triển bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Longdiễn ra ở Vĩnh Long có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện cả nước, từng địa phương đều thảo luận và thực hiện về CĐS để góp phần phát triển bền vững cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu long nói riêng (ĐBSCL). Hội thảo đã rút ra một số nội dung quan trọng:

1) Nhận thức tư duy của lãnh đạo phải đúng đắn, quyết tâm, chủ động sẽ là yếu tố quyết định CĐS thành công ở cơ sở giáo dục.

2) CĐS tại ngành giáo dục ở Vĩnh Long có thể nói rất phong phú, đa dạng, thể hiện quyết tâm thực hiện chuyển đổi số của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở giáo dục giúp các ngành thêm thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra.

3) Hỗ trợ, phối hợp trong CĐS của giáo dục phổ thông và giáo dục Đại học rất có ý nghĩa để tham thảo, vận dụng.

4) Lộ trình CĐS trong giáo dục từ Mầm non đến sau Đại học, cùng với những giải pháp phục vụ CĐS và công nghệ gắn liền; CĐS tại trường phổ thông, cơ sở giáo dục nói chung rất có ý nghĩa về mặt học thuật cần phải tham thảo và vận dụng.

5) Chia sẻ của chuyên gia Singapore về CĐS, làm thế nào để CĐS thành công, trong đó có chú trọng vai trò người học, công nghệ, kỹ năng. Lãnh đạo cần lựa chọn công nghệ, kỹ năng phù hợp để đào tạo con người sao cho toàn diện.

6) Giáo dục STEM cần hướng đến giáo dục chuẩn bị tương lai cho học sinh xây dựng tư duy đa ngành, đa chiều, giải quyết vấn đề xã hội đặt ra.

7) Xây dựng hệ thống thư viện thông minh kết hợp thư viện số và thư viện truyền thông trong nhà trường.

Hội thảo kết lại, Chúng tôi mong muốn được kết nối hơn nữa giữa các trường phổ thông, các đối tác với các chuyên gia, các công ty để chúng ta quyết tâm CĐS thành công trong Giáo dục.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Toàn cảnh hội thảo

cá cược thể thao hul city

cá cược thể thao hul city

Đại biểu và các Diễn giả tham quan triển lãm các sản phẩm công nghệ số hỗ trợ cho giáo dục

 

Hội thảo được sự quan tâm của các Sở Giáo dục, các trường các tỉnh ĐBSCL tham dự theo hình thức online

Đại biểu và các diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

 

Tin, Ảnh: Phòng TSTT, Phòng Đào tạo (Phân hiệu Vĩnh Long)

 

Chia sẻ